CME Group – Tập đoàn giao dịch hàng hóa lớn nhất thế giới đã được cấp phép tại Việt Nam

CME Group là một công ty tài chính toàn cầu chuyên về các sản phẩm phái sinh, bao gồm hợp đồng tương lai và quyền chọn trên hầu hết các loại tài sản, từ hàng hóa như dầu và vàng đến các chỉ số tài chính như S&P 500. Trong bài viết này, Amber Commodities sẽ cùng quý anh chị tìm hiểu về CME Group qua bài viết dưới đây

Lịch sử hình thành và phát triển của CME Group

CME Group là tập đoàn tài chính có trụ sở tại Chicago, Mỹ. Tập đoàn hiện đang vận hành 4 sàn giao dịch phái sinh tài chính bao gồm: sàn giao dịch hàng hóa Chicago (Chicago Mercantile Exchange – CME), Hội đồng thương mại Chicago (Chicago Board of Trade – CBOT), sàn giao dịch hàng hóa New York (New York Mercantile Exchange – NYSE) và sàn giao dịch hàng hóa (The Commodity Exchange – COMEX). Thông qua các sàn giao dịch của mình, CME Group cung cấp nhiều loại sản phẩm chuẩn toàn cầu nhất cho tất cả các loại tài sản chính, bao gồm hợp đồng tương lai và quyền chọn dựa trên lãi suất, chỉ số vốn chủ sở hữu, ngoại hối, năng lượng, sản phẩm nông nghiệp và kim loại cũng như dịch vụ thanh toán bù trừ cho các sản phẩm giao dịch trao đổi

Ngoài trụ sở chính tại Chicago, công ty còn có văn phòng tại New York, Washington và Houston ở Mỹ, cũng như ở nước ngoài tại London, Bangalore, Bắc Kinh, Belfast, Calgary, Hồng Kông, Seoul, Singapore và Tokyo.

CME Group – Tập đoàn giao dịch hàng hóa lớn nhất thế giới

Ngày 17/05/2023, tại Hà Nội, Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) và Sở Giao dịch Hàng hóa Chicago (CME Group) đã phối hợp tổ chức Hội thảo quốc tế: “Góc nhìn toàn cầu và triển vọng thị trường giao dịch hàng hóa Việt Nam 2023”.

Đây là sự kiện có quy mô lớn nhất tại thị trường giao dịch hàng hóa Việt Nam từ trước tới nay. Hội thảo có sự tham dự trực tiếp của gần 200 đại biểu, khách mời; và được phát trực tuyến trên các nền tảng số, với hàng nghìn người tham gia.

Tại hội thảo, các chuyên gia của CME Group liên tục khẳng định vai trò của Việt Nam đối với thị trường hàng hóa thế giới. Tính đến hết năm 2022, nước ta vẫn đang là nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất, xuất khẩu cao su lớn thứ 3, nhập khẩu ngô lớn thứ 6 và nhập khẩu khô đậu tương lớn thứ 3 toàn cầu. Bất kỳ thay đổi nào về cung cầu của Việt Nam cũng có thể tác động đến giá hàng hóa niêm yết trên các Sở Giao dịch thế giới. 

Kể từ khi được Bộ Công Thương cho phép liên thông giao dịch với thế giới, thị trường giao dịch hàng hóa Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc. Khối lượng giao dịch tại MXV trong năm 2022 tăng 36% so với năm trước. Tốc độ tăng trưởng giao dịch vẫn duy trì ổn định trong giai đoạn đầu năm 2023. 

Vào đầu năm 2025, CME Group chính thức công bố hợp đồng hợp tác chiến lược với hai công ty phần mềm hàng đầu của Việt Nam là Nash Tech Việt Nam và Bravo Việt Nam nhằm nâng cấp hệ thống sàn giao dịch của mình. Sự hợp tác này thể hiện bước tiến quan trọng trong việc ứng dụng công nghệ cao để nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa tốc độ giao dịch và đảm bảo an toàn, bảo mật tuyệt đối cho các giao dịch toàn cầu của CME. Nash Tech và Bravo sẽ cùng tham gia phát triển các giải pháp phần mềm tiên tiến, hiện đại, mang lại khả năng tùy biến phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế khắt khe của CME Group.

Trong đó, Nash Tech sẽ đảm nhận nhiệm vụ phát triển các nền tảng phần mềm nâng cao, tối ưu khả năng xử lý giao dịch trong thời gian thực, đồng thời tích hợp các giải pháp bảo mật, phòng chống gian lận và rủi ro mạng. Trong khi đó, Bravo sẽ tập trung vào các giải pháp phần mềm tùy chỉnh, hỗ trợ vận hành hệ thống sàn giao dịch, cũng như tối ưu trải nghiệm người dùng và nâng cao khả năng mở rộng, tích hợp hệ thống mới một cách linh hoạt. Sự hợp tác này không chỉ giúp CME nâng cấp hệ thống sàn giao dịch phù hợp với xu hướng công nghệ mới nhất mà còn thúc đẩy các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam, đặc biệt Nash Tech và Bravo, ghi dấu ấn trên thị trường quốc tế.

Đây thực sự là bước ngoặt quan trọng, phản ánh năng lực công nghệ ngày càng phát triển của các công ty Việt Nam, đồng thời góp phần đưa thị trường tài chính quốc tế ngày càng hiện đại, an toàn hơn trong kỷ nguyên số về giao dịch hàng hóa phái sinh quốc tế.

Khởi đầu của CME Group bắt nguồn từ Sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CME). Đây là một công ty phi lợi nhuận được thành lập vào năm 1898 tại Chicago, chuyên cung cấp nơi giao dịch các sản phẩm như lúa mì và lúa gạo. Đến năm 1919, công ty phát triển trở thành trung tâm thanh toán bù trừ cho các giao dịch hợp đồng phái sinh. Năm 2002, CME đã trở thành công ty đại chúng thông qua đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng.

Ngày 12/07/2007, CME đã hoàn tất việc sáp nhập với đối thủ lịch sử là Hội đồng thương mại Chicago (CBOT) trong một thỏa thuận trị giá 8 tỷ USD để trở thành CME Group

Ngày 22/08/2008, CME Group đã mua lại sàn giao dịch hàng hóa New York (NYSE), đây là chủ sở hữu của cả 2 sàn giao dịch hàng hóa New York (NYSE) và sàn giao dịch hàng hóa (COMEX), với giá 8,9 tỷ USD

Ngày 10/02/2010, CME Group đã đồng ý mua 90% cổ phần của Dow Jones & Co – công ty quản lý chỉ số công nghiệp Dow Jones. Vào tháng 4/2013, CME Group mua 10% số cổ phẩn còn lại với giá 80 triệu USD

Ngày 3/12/2012, CME Group đã mua lại Hội đồng Thương mại Thành phố Kansas – nơi giao dịch lúa mì cứng đông đỏ, với giá 126 triệu USD

Ngày 15/3/2016, CME Group thông báo bán trung tâm dữ liệu Chicago với giá 130 triệu USD trong một giao dịch cho thuê lại

CME Group không chỉ tập trung vào thị trường tài chính ở Hoa Kỳ, mà còn mở rộng quốc tế thông qua việc mua lại và hợp tác với các tổ chức tài chính khác trên khắp thế giới. Vào ngày 2/11/2018, CME Group đã mua lại Tập đoàn NEX có trụ sở tại London với giá 5,5 tỷ USD. Điều này đã giúp CME Group trở thành một trong những “người dẫn đầu” toàn cầu trong lĩnh vực giao dịch phái sinh.

CME Group liên tục đầu tư vào công nghệ để cung cấp các dịch vụ giao dịch tiên tiến và đáng tin cậy cho các nhà giao dịch. Họ đã phát triển nền tảng giao dịch điện tử CME Globex và các công nghệ khác để tối ưu hóa quản lý rủi ro và thanh khoản cho khách hàng ở khoảng 150 quốc gia giao dịch hợp đồng tương lai và quyền chọn. Công ty cũng cung cấp các dịch vụ thanh toán bù trừ và thanh toán trên các loại tài sản cho các sản phẩm phái sinh được giao dịch trao đổi thông qua cơ quan thanh toán bù trừ của mình, CME Clearing. Các sản phẩm và dịch vụ của CME Group đảm bảo rằng các doanh nghiệp trên toàn thế giới có thể quản lý rủi ro một cách hiệu quả và đạt được sự tăng trưởng

CME Group được giám sát bởi những cơ quan quản lý hàng đầu thế giới

CME Group là một tổ chức tài chính lớn và quan trọng, hoạt động trên thị trường phái sinh toàn cầu. Do đó, hoạt động của họ được giám sát bởi nhiều cơ quan và tổ chức khác nhau, phụ thuộc vào phạm vi hoạt động và vị trí địa lý của các sàn giao dịch của họ.

Tại Hoa Kỳ, CME Group được quản lý bởi Cục Dự trữ Liên bang (Federal Reserve) và Ủy ban Giao dịch Hợp đồng Tương lai Hàng hóa (Commodity Futures Trading Commission – CFTC) – cơ quan này giám sát và điều chỉnh thị trường phái sinh tại Hoa Kỳ. CFTC chịu trách nhiệm giám sát các nhà môi giới và người bán, tiến hành giám sát rủi ro đối với các giao dịch phái sinh và điều tra việc thao túng thị trường cũng như các hành vi thương mại lạm dụng khác.

Ngoài ra, do hoạt động quốc tế, CME Group cũng phải tuân thủ các quy định và quy trình giám sát của các cơ quan tài chính và quản lý rủi ro tại các quốc gia và khu vực khác trên thế giới.

Hoạt động của CME Group

CME Group là tập đoàn giao dịch quyền chọn và hợp đồng tương lai lớn nhất tính theo khối lượng hàng ngày. Theo CME Group, tập đoàn giao dịch xử lý 3 tỷ hợp đồng mỗi năm, trị giá khoảng 1 triệu tỷ USD

CME Group hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực giao dịch và thanh toán các sản phẩm tài chính phái sinh. Dưới đây là một số hoạt động chính của CME Group:

  • Sàn giao dịch hàng hóa: CME Group điều hành các sàn giao dịch hàng hóa lớn nhất thế giới, bao gồm Chicago Mercantile Exchange (CME), Chicago Board of Trade (CBOT), New York Mercantile Exchange (NYMEX) và Commodity Exchange (COMEX). Các sàn này cung cấp giao dịch các sản phẩm như dầu, vàng, ngô, đường, và nhiều loại hàng hóa khác
  • Giao dịch tài chính: CME Group cũng cung cấp giao dịch trên các sản phẩm tài chính như hợp đồng tương lai trên chỉ số chứng khoán (ví dụ: S&P 500, Nasdaq 100, Dow Jones Industrial Average và nhiều chỉ số khác), lãi suất (ví dụ: Hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ Mỹ 5 năm và 30 năm, …), ngoại hối và các loại tài sản khác.
  • Quyền chọn: Ngoài các hợp đồng tương lai, CME Group cũng cung cấp giao dịch quyền chọn trên nhiều loại tài sản, cho phép các nhà đầu tư tham gia vào các chiến lược bảo hiểm và đầu tư phái sinh
  • Dịch vụ thanh toán và lưu trữ: CME Group cung cấp dịch vụ thanh toán và lưu trữ cho các giao dịch phái sinh, giúp đảm bảo tính thanh khoản và tính minh bạch của thị trường
  • Giáo dục và nghiên cứu: CME Group cung cấp các tài liệu giáo dục và nghiên cứu về thị trường tài chính và các sản phẩm phái sinh, nhằm hỗ trợ đào tạo và nâng cao kiến thức cho các nhà đầu tư và các chuyên gia tài chính.

Không những vậy, CME Group còn cung cấp giao dịch một mặt hàng vô cùng đặc biệt mà các sàn giao dịch khác không có, đó là thời tiết. CME là sàn giao dịch hợp đồng tương lai duy nhất cung cấp các công cụ phái sinh dựa trên các sự kiện thời tiết, cho phép các nhà giao dịch đặt cược vào nhiệt độ lạnh, ánh nắng mặt trời hoặc lượng mưa. Vào năm 2020, CME giao dịch tới 1.000 hợp đồng liên quan đến thời tiết mỗi ngày. Tổng giá trị danh nghĩa của hợp đồng tương lai mặt hàng thời tiết năm 2020 là 750 triệu USD, trong khi tổng giá trị danh nghĩa của các quyền chọn là 480 triệu USD

Tóm lại, CME Group không chỉ là một phần quan trọng trong hệ thống tài chính của Mỹ, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc định hình và phát triển thị trường phái sinh toàn cầu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *